Làm quạt đồ chơi, ô tô và cano từ động cơ và các dụng cụ có sẵn


Chúng tôi xin giới thiệu đến phụ huynh và các bé một số ý tưởng sáng tạo đồ chơi từ những vật dụng hay đồ chơi cũ, kết hợp với một động cơ điện một chiều mini (thiết bị này khá phổ biến, có thể mua dễ dàng và rẻ)

Phụ huynh có thể đặt mua động cơ và khay pin ở đây

Sau đây là một số ý tưởng đơn giản dễ làm cho các bé. Xem thêm ý tưởng tại đây.

1.Làm quạt hay cuối xay gió:

Schoolars.org

  • Dụng cụ bao gồm động cơ, 1 cánh quạt nhựa, khay pin, 2 pin AA, keo nến, các mảnh ghép lego…
  • Xem Video hướng dẫn bên dưới bài viết.

2. Làm ô tô chuyển động nhờ lực đẩy:

img_20200507_221949563621653649085277.jpg

  • Dụng cụ gồm động cơ, cánh quạt nhỏ, khay pin, khung xe đồ chơi (có thể tự làm bằng chai nhựa và lắp chai)
  • Xem Video hướng dẫn bên dưới bài viết.

3. Làm cano:

img_20200507_22185937814280407069011.jpg

  • Dụng cụ gồm động cơ, cánh quạt nhỏ, khay pin, nhựa hình thoi (có thể tự làm bằng chai nhựa và lắp chai)
  • Xem Video hướng dẫn bên dưới bài viết.

Cùng bé làm các thí nghiệm sáng tạo với bóng bay


Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân tích được rằng, cho bé làm thí nghiệm khoa học là một trong những cách hoàn thiện trí não của trẻ, tăng sự khám phá vá sáng tạo trong trẻ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các phụ huynh những thí nghiệm nhỏ nhưng rất diệu kì chỉ với bóng bay.

Biến quả bóng bay thành nam châm hút giấy

Đây là thí nghiệm mà các bạn nhỏ cực yêu thích, bởi không ngờ rằng bóng bay mình hay chơi có thể biến thành nam châm cơ đấy!

Để thực hiện thí nghiệm này, các bạn hãy chuẩn bị các dụng cụ sau:

– Mẫu giấy và xé vụn ra.

– 1 quả bóng bay (có thể chọn màu bất kì nào mà bé nhà bạn yêu thích)

Cách làm

Đây là thí nghiệm rất đơn giản, phù hợp để hướng dẫn cho trẻ em mầm non. Các bạn hãy hướng dẫn bé thổi bóng bay bằng chính hơi của mình cho bóng căng lên rồi chà xát quả bóng lên tóc. Đưa mặt quả bóng vào được chà lên tóc ấy vào vào mẫu giấy đã xé vụn lúc trước sẽ thấy những mẫu giấy vụn bị bóng hút lên.  Bởi khi chà bóng lên tóc sẽ tạo nên do hiện tượng tĩnh điện.

Những quả bóng bay tự căng lên mà không cần thổi

Thông thường, để quả bóng căng lên chúng ta phải dùng hơi thổi bóng lên hoặc dùng máy thổi bóng. Tuy nhiên, với thí nghiệm nhỏ sau đây sẽ gúp những quả bóng được bơm lên tự nhiên mà không cần dùng sức thổi. Nào! Bây giờ chúng ta cùng chuẩn bị dụng cụ để làm thí nghiệm đặc biệt này nhé!

Dụng cụ và nguyên liệu bao gồm: Một ít giấm, baking soda, quả bóng bay, chai nhựa.

Cách làm thí nghiệm này vô cùng dễ dàng, chỉ cần vài ba thao tác là hoàn thành. Đầu tiên, hãy đổ giấm vào chai, khoảng tầm 1/4 chai nhựa nhé! Sau đó, cho thêm một muỗng baking soda vào trong quả bóng, dung tay nông miệng bóng gắn vào cổ chai, từ từ sẽ thấy bóng được thổi căng.

Chính phản ứng hóa học giữa baking soda trong lòng quả bóng và giấm trong lòng chai rơi xuống gặp nhau đã tạo nên luồng khí CO2, lượng khí này tăng dần và thoát ra khỏi chai, khiến bóng tự thổi phồng.

Tự chế áp kế đơn giản với bóng bay

Thí nghiệm này rất hấp dẫn với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi thích khám phá thế giới, trong khoảng từ 5-10 tuổi.  Cha mẹ và thầy cô có thể cùng bé làm thí nghiệm này để tăng sự khám phá và sáng tạo trong trẻ nhé! Trẻ càng sáng tạo sẽ là chất liệu nền quan trọng giúp trẻ thông minh hơn.

Để làm thí nghiệm, đầu tiên phải chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ như: bóng bay, lọ thủy tinh, dây chun, que nhựa, kim, băng dính, hồ dán.

Sau khi đã có các dụng cụ trên, hãy bắt tay vào làm thí nghiệm nhé! Đầu tiên, hãy dùng kéo cát bóng bay làm đôi. Sau đó, dùng phần bụng bóng nông lên miệng bình thủy tinh rồi dùng dây chun buộc miệng bình lại. Dùng băng dính quấn kim vào đầu của que nhựa rồi đặt nằm nhang trên miệng mình, sau một thời gian kim của “áp kế” không chỉ đúng vạch ban đầu bởi áp suất không khí đã thay đổi. 

Kim “áp kế” có thể lên xuống phụ thuộc vào không khí bên ngoài. Cụ thể, khi áp suất bên ngoài cao hơn ở bên trong lọ, phần vỏ bóng bị kéo vào và cây kim chếch lên. Ngược lại, khi áp suất không khí ở bên ngoài thấp hơn, phần vỏ bóng sẽ bị căng ra và cây kim chếch xuống.  Với áp kế tự chế này sẽ đo được áp suất ngoài trời dù vẫn ở trong nhà.

Tạo vòi phun nước với bóng bay

Với các bé mầm non thì thí nghiệm này thật thần kì, nhìn dòng nước tuôn trào ra các bé sẽ thấy thích thú. Sau đó, bé sẽ tìm nguyên nhân vì sao và tự đặt câu hỏi, thông qua đó kích thích phát triển trí não của bé!

Để làm thí nghiệm này, các mẹ hãy chuẩn bị các dụng cụ sau: Chai nhựa, ống hút, bóng bay, màu nước, que nhọn.

Tiến hành làm thí nghiệm với các bước rất đơn giản. Đầu tiên, hãy dùng vật nhọn đâm thủng ở thân chai để cho ống hút luồn vào, làm sao để ống hút như một chiếc vòi nhô ra từ chai nhựa vậy. Sau đó, đổ nước vào 3/4 chai. Tiếp đến thổi bóng bay lên căng, một tay ấn giữ không cho hơi của quả bóng bay ra, một tay cho miệng quả bóng bao quanh miệng chai. Lúc này, hơi từ quả bóng sẽ tạo lực đẩy nước trong chai ra ngoài theo lỗ thoát ống hút, trông ống hút như chiếc vòi nước và tuôn trào dòng nước.

Hy vọng những hướng dẫn làm các thí nghiệm nhỏ với quả bóng bay trên sẽ giúp phụ huynh cùng con thực hiện một cách dễ dàng nhất. Thông  qua những thí nghiệm này, con nhà bạn sẽ học được nhiều điều bổ ích, kích thích sự sáng tạo, tăng khả năng tìm tòi và khám phá để tạo nền tảng phát triển trí não.

Trẻ sẽ thông minh hơn nếu chơi một loại nhạc cụ nào đó


Âm nhạc giúp trẻ phát triển IQ và hoàn thành não bộ. Chính vì thế, các chuyên gia đã khuyến khích các mẹ bầu cho thai nhi nghe nhạc khi còn trong bụng mẹ. Khi trẻ ra đời và lớn lên, âm nhạc như một chất kích thích sự phát triển não bộ, tăng khả năng tư duy và sáng tạo. Bên cạnh hướng cho con nghe nhạc và cảm thụ, các phụ huynh nên cho con làm quen và học một loại nhạc cụ nào đó, có thể là violin, viola, cello, contrabass, đàn tranh, đàn nhị, đàn bầu, đàn organ, thổi sáo,… Không chỉ phát triển trí não, chơi nhạc cụ còn giúp trẻ phát triển thêm nhiều kỹ năng khác.

Chơi nhạc cụ giúp trẻ có trí nhớ tốt

Chơi nhạc cụ là điều không hề đơn giản, đòi hỏi chúng ta phải có trí nhớ mới thực hiện được. Bởi các bài nhạc được tạo nên từ các nốt nhạc, muốn chơi một bài nhạc trên dụng cụ nào, chúng ta phải nhớ cách sắp xếp và phối các nốt theo nguyên bản. Dần dần như thế sẽ rèn luyện cho trẻ khả năng ghi nhớ tốt, hữu ích cho trẻ về sau này.

Học nhạc cụ sẽ tập tính kiên nhẫn cho trẻ

Có câu nói rằng: “có công mài sắt có ngày nên kim”. Kiên nhẫn là một đức tính cần thiết trên con đường chạm đến thành công. Để rèn luyện tính kiên nhẫn cho con thì cha mẹ nên cho con tập chơi một loại nhạc cụ nào đó.  Bởi vì học nhạc cụ không dễ, đòi hòi kiên nhẫn và trao dồi qua thời gian.

Đặc biệt, khi chơi một loại nhạc cụ mà trẻ yêu thích sẽ tạo nên hứng khởi trong chúng. Chúng sẽ ngày đêm kiên nhẫn luyện tập cho được những bản nhạc mới, và cảm giác vui sướng khi chơi thuần thục nó. Việc tìm một bản nhạc mới và tập luyện, ngày này qua tháng khác vô tình đã rèn cho trẻ đức tính kiên nhẫn.

Nhạc cụ cho trẻ nếm mùi vị của sự thành công

Học nhạc cụ là học từ những nốt cơ bản đến phức tạp, phải rèn luyện nhiều ngày. Sự khổ luyện nghiêm túc sẽ được đền đáp bằng sự hoàn thiện bởi một bản nhạc, khi trẻ đánh chúng lên và cảm nhận sự hoàn mỹ trong nó, cảm giác là mình đã thành công nhen nhóm trong tâm trí.

Trong cuộc sống, nếu gặp bất kì khó khăn nào, trẻ cũng kiên trì vượt qua và tưởng tượng lại cảm giác thành công của mình khi chơi một bản nhạc nào đó. Như khi chơi đàn “luyện tập nhiều đem đến thành công” – đây sẽ là động lực giúp chúng nỗ lực không ngừng để có một kết quả tốt đẹp.

Xây dựng sự tự tin trong trẻ khi chơi nhạc cụ

Sự tự tin là một đức tính cần thiết để rèn dũa nên sự thành công của một người. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, nhóm người luôn luôn tự tin vào bản thân của mình sẽ nhanh chóng đạt được kế hoạch mà mình mong muốn, sự nghiệp thăng tiến, cuộc sống luôn phát triển.

Để con tự tin thì cha mẹ nên cho chọn học một loại nhạc cụ mà con yêu thích. Khi thuần thục, con có thể tự tin trình diễn trên một sân khấu lớn với hàng nghìn khán giả. Sự tin tin trên khán đài cũng chính là sự tự tin của con trong đời sống.

Nhạc cụ giúp trẻ tăng khả năng sáng tạo

Nhạc thiên về nghệ thuật mà nghệ thuật là luôn luôn tìm điều mới mẻ. Chính vì thế, người chơi bất cứ một loại nhạc cụ nào cũng mong muốn tìm ra những giai điệu nhạc mới, cách chơi khác nhau và đa dạng hơn để tạo nên phong các nhạc cho riêng mình. Mong muốn tìm sự mới lạ này đã hình thành nên trong trẻ sự sáng tạo.

Vào bất cứ trường hợp nào, sự sáng tạo luôn luôn là quý giá, không chỉ giúp một người thành công hơn trong công việc mà còn thoải mái hơn trong mọi mối quan hệ, sống dễ dàng hơn, giảm stress và căng thẳng.

Chơi nhạc cụ giúp trẻ tạo ấn tượng tốt trong các mối quan hệ

Ở bất cứ một cuộc liên hoan, vui chơi nào đó, nếu có người đàn giỏi, hát hay… thì đám đông sẽ đổ dồn về người đó. Nghiễm nhiên, họ trở thành tâm điểm của sự chú ý, điều này giúp họ có thêm nhiều mối quan hệ tốt.

Nếu trẻ nhà bạn biết chơi nhạc cụ thì trong các buổi cắm trại, liên hoan sẽ được trình diễn. Điều này sẽ giúp bé có thêm nhiều bạn tốt, giúp bé trở thành tâm điểm và được nhiều người yêu thích hơn.

Những lợi ích mà khi trẻ chơi nhạc cụ sẽ là nền tảng giúp trẻ phát triển bản thân tốt hơn, thông minh và bản lĩnh hơn. Vì thế, các phụ huynh đừng ngần ngại cho bé tiếp xúc với nhạc cụ từ bé nhé!

Cùng bé làm “nhà khoa học” với các thí nghiệm đơn giản


Các thí nghiệm khoa học nhỏ dưới đây sẽ làm nên những điều kì diệu trong cuộc sống, mang đến nguồn kiến thức khoa học, kích thích khả năng tư duy và trí tưởng tượng cho trẻ.

Thí nghim v nưc cu vòng trong l

Nước cầu vồng là trò chơi đầy mới lạ và thích thú cho trẻ. Đặc biệt, với những trẻ thích khám phá, nghiên cứu thì trò chơi này rất hữu ích.

Để làm thí nghiệm này, các nhà khoa học nhí nên chuẩn bị các dụng cụ cơ bản sau:

– Lọ thủy tinh làm thí nghiệm.

– Ly nhỏ (khoảng 5 cái).

– Một ly nước nóng.

– Một chiếc muỗng

– Một ống tiêm hoặc ống hút.

– 2 chiếc kẹo màu đỏ, 4 chiếu kẹo màu cam, 6 chiếc kẹo màu vàng, 8 chiếc kẹo màu xanh và 10 chiếc kẹo màu tím.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết theo các danh mục nêu trên hãy tiến hành làm thí nghiệm theo các bước sau đây.

Cách làm

– Chúng ta có 5 chiếc cốc và đong nước nóng vào mỗi cốc, tương đương với mỗi cốc là khoảng 2 muỗng nước. Sau đó, cho kẹo vào các cốc đó, mỗi cốc là một màu kẹo với số lượng lẹo như đã chuẩn bị ở trên. Nước nóng từ mỗi chiếc cốc sẽ hòa tan màu kẹo và màu của nước lúc này sẽ chuyển sang màu của chiếc kẹo mà bạn thả vào. Trường hợp kẹo tan rất chậm vì nguyên liệu kẹo không cho phép hòa tan thì bạn hãy cho chiếc cốc đó vào lò vi sống để kẹo tan nhanh hơn nhé!

– Đợi đến khi nước trong cốc nguội, hãy lấy ống tiêm hoặc sử dụng ống hút để hút nước ở các cốc đổ vào lọ thủy tinh. Đầu tiên là hút nước ở cốc có màu đậm nhất vì sử dụng kẹo nhiều nhất – đó là cốc màu tím với 10 viên kẹo và kết thúc với cốc có lượng chất lỏng với màu nhạt nhất là màu đỏ. Lưu ý rằng, khi giọt nước vào lọ thủy tinh nên giọt vào cạnh lọ để nước rơi xuống từ từ. Kết quả là bạn sẽ có một cốc nước cầu vồng với 5 màu thật đẹp mắt và thật nổi bất.

Bí mật của chiếc cốc cầu vòng phụ thuộc vào mật độ chất lỏng. Bởi các lớp dày hơn và nặng hơn sẽ có xu hướng di chuyển phía dưới nhanh hơn, còn lớp mỏng hơn sẽ nổi trên bề mặt.

Thí nghim đng xu ni lên trên mt nưc

Nếu thông thường, chúng ta thả đồng xu vào nước thì nó sẽ bị chìm, vì trọng lượng với đồng xu nặng hơn trọng lượng của nước. Nhưng với thí nghiệm sau đây, đồng xu sẽ nổi lên mặt nước, đây được xem là hiện tượng kì thú giúp bé phát triển tư duy và trí não.

Việc đầu tiên mà chúng ta nên làm trước khi thực hiện thí nghiệm là chuẩn bị đầy đủ dụng cụ:

– Một đồng xu được làm từ nhôm (không chọn loại đồng xu có lẫn các nguyên liệu khác như kẽm đồng)

– Một mẩu giấy

– Một cái tăm bông

– Một tô nước

Sau khi chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, hãy tiến hành làm thí nghiệm với tuần tự các bước sau.

Cách làm

Hãy làm ướt mẩu giấc và cho đồng xu lên mẩu giấy đó. Thả mẩu giấy có đồng xu nhẹ nhàng vào nước rồi dùng tăm bông lấy mẩu giấy ra. Lúc này, đồng xu sẽ không bị chìm xuống đáy nước mà nổi trên mặt nước.

Nếu quan sát, bạn sẽ thấy mặt nước xung quanh đồng xu bị lõm xuống, hiện tượng này xảy ra là do sức căng bề mặt của nước hay lực liên kết phân tử nước. Chính lớp màng mỏng nhẹ tênh phủ ở bề mặt nước sẽ làm nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng đồng xu nếu chúng ta đặt nhẹ nhàng để không phá vỡ nó. Mẩu giấy ướt nước sẽ trở thành bệ đỡ để nâng đồng xu giúp nó dễ dàng nổi lên mặt nước.

Thí nghiệm nến cháy dưới nước

Chúng ta vẫn thấy rằng, nến khi gặp nước sẽ bị tắt. Tuy nhiên, thí nghiệm sau đây sẽ cho chúng ta thấy rằng, khi đốt cháy nếu quá mực nước cùng mức với cây nến thì nến vẫn cháy thêm một đoạn mà không bị tắt.

Để làm thí nghiệm này, đầu tiên bạn hãy chuẩn bị các dụng cụ sau:

– Một cây nến.

– Một bật lửa.

– Một tô nước.

Sau khi hoàn thành các dụng cụ cơ bản trên, hãy tiến hành làm thí nghiệm nhé!

Cách làm

– Để cây nến song song với tô nước để ướm thử độ dài, nếu thấy cây nến dài hơn miệng tô nên dùng kéo cắt bớt sao cho có độ dài bằng độ sâu của tô nước. Dùng bật lửa đốt cháy cây nến và nhỏ nến xuống đáy tô nước rồi thổi tắt nến và đặt cây nến cắm vào đáy tô. Đợi khoảng 5-7 phút để nến khô và cắm chặt vào tô sẽ cho nước vào, mực nước thấp hơn đỉnh của cây nến một chút. Đợi khoảng 2 phút cho mặt nước phẳng lặng, hãy dùng bật lửa đốt nến. Khi nến cháy đến ngang mực nước, phần lõi nến vẫn tan chảy và tim nến vẫn cháy bởi phần bên ngoài nến vẫn giữ nguyên độ cao giúp lửa không bị tắt.

Thử thách egg drop, thả rơi trứng không vỡ


Thử thách egg drop, thả rơi trứng là gì?

Thử thách thả rơi trứng là một hoạt động nhóm, trò chơi theo nhóm. Đúng như tên của thử thách, làm sao để thả rơi trứng từ độ cao quy định mà không bị vỡ. Các nhóm có nhiệm vụ thiết kế và thực hiện một cấu trúc từ các nguyên liệu cho sẵn để bảo vệ trứng trước khi thả rơi. Thử thách này có thể áp dụng cho tất cả các độ tuổi từ mầm non đến đại học. Độ khó của thử thách là ở quy định độ cao thả rơi, thời gian thực hiện và nguyên liệu được dùng.

Schoolars.org- thu thach tha trung

Nguyên lý cơ để thực hiện thành công thử thách thả rơi trứng không vỡ là tìm cách giảm tối thiểu tác động của trọng lực (khi trứng rơi chạm bề mặt cứng) lên vỏ trứng, xuống thấp hơn khả năng chịu đựng của vỏ trứng. Các cấu trúc hình học được tạo ra từ các vật liệu cho sẵn sẽ hấp thụ lực tác động đó. Làm thế nào để học sinh biết được lực tác động đến mức độ nào thì trứng vỡ và cấu trúc sẽ chịu được lực thế nào? Trong khuôn khổ thử thách, chúng ta sẽ không làm phức tạp lên mà để học sinh phán đoán và hình dung các khả năng xảy khi thực hiện thử thách…

Qua thử thách thả trứng, học sinh nhận được gì?

  • Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
  • Rèn kĩ năng kiểm soát thời gian.
  • Rèn tư duy tưởng tượng, phân tích và kiến thức về hình khối cấu trúc.
  • Rèn tư duy mô phỏng, với cấu trúc dự kiến thì khi rơi điều gì sẽ xảy ra.
  • Khả năng quan sát và áp dụng những kinh nghiệm thực tế đã gặp (xem cuối bài).

Nguyên liệu cho mỗi nhóm (dành cho lứa tuổi mầm non và tiểu học, nhóm từ 3 bạn trở lên):

  • 1 quả trứng gà/ vịt sống.
  • 20 thanh Ống hút nhựa.
  • 1 cuộn băng dính.
  • 1 tờ giấy A4.

Độ cao thả rơi là 1 mét, thời gian thực hiện là 30 phút.

(Giáo viên/ phụ huynh có thể thay đổi nguyên liệu theo điều kiện thực tế và độ khó theo độ tuổi của người tham gia)

giu

Tiến hành thử thách theo các bước:

  1. Giải thích luật chơi và cung cấp nguyên liệu cho các nhóm.
  2. Tiến hành bấm giờ và theo dõi các nhóm thực hiện cấu trúc.
  3. Sau khi hết giờ, yêu cầu các nhóm dừng lại. Đại diện từng nhóm giải thích cấu trúc và dự đoán khả năng (điều gì sẽ xảy ra) khi thả rơi trứng. Các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời.
  4. Thực hiện thả rơi, nên quay lại video quá trình thả rơi để cho các nhóm xem lại và các cấu trúc bảo vệ trứng không vỡ sẽ được cho xem lại để phân tích.
  5. Giáo viên/ phụ huynh sẽ phân tích các cấu trúc tại sao thành công hay thất bại (trứng bị vỡ).

Các ứng dụng thực tế tương tự là gì? Có thể kể ra rất nhiều ứng dụng:

  • Nhảy dù, áp dụng sức cản của gió để làm giảm tác động của trọng lực lên cơ thể con người khi chạm đất…
  • Đệm lót trong môn nhảy cao.
  • Mũ bảo hiểm bảo vệ đầu.
  • Xốp đóng gói bảo vệ hàng hóa.

Xem thêm Thử thách Marsh Mallow

Cờ vua – bộ môn thể thao kích thích sự sáng tạo trong trẻ


Không chỉ kích thích chức năng của bộ não, tăng sự sáng tạo và khả năng tập trung mà chơi cờ vua còn giúp trẻ tính kỷ luật và sự nhẫn nại để chiến thắng. Vì thế, các nhà khoa học đã khuyên các cha mẹ cho trẻ làm quen với bộ môn cờ vua ngay từ nhỏ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những lý do đủ sức thuyết phục để khuyến khích cho trẻ chơi cờ vua.

Chơi c vua giúp trí não phát trin

Khi chơi cờ vua, người chơi phải có khả năng tư duy để phán đoán từng nước đi của đối thủ. Trong quá trình đó, trí nhớ trở nên linh hoạt và bền vững hơn để ghi nhớ toàn bộ những chiến thuật của người chơi cùng.

Hơn nữa, chơi cờ vua đòi hỏi người chơi phải suy nghĩ, khả năng lựa chọn quyết định, góp phần tạo nên ý chí, tính quyết đoán và độ ổn định về cảm xúc.

Ở mỗi bàn cờ vua, các thế trận luôn được thay đổi nên đòi hỏi người chơi luôn phải thiên biến vạn hóa của từng ván cờ, thay vì áp dụng một cách cứng nhắc theo các quy tắc.

Rèn luyn tư duy cho ngưi chơi

Khi chơi cờ vua, đòi hỏi trẻ phải có tính quan sát và tập trung cao độ. Chính sự quan sát đã giúp trẻ phản ứng một cách nhanh nhẹn với những tình huống của thế cờ.

Các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng, ở mỗi bước đi trên ván cờ người chơi luôn tưởng tưởng về kết quả của nó để có thể tính toán và vạch ra chiến lược đánh cờ tốt nhất. Ngay trong quân đầu tiên, người chơi đã tưởng tượng được nước đi kế tiếp và cứ thế chiến lược trong đầu được tăng lên. Chính điều này đã rèn luyện tính tư duy và sáng tạo không ngừng trong bộ não của trẻ.

Chơi c vua thiết lp nên kh năng đánh giá tình hung cho tr

Trong các bài học chơi cờ vua được thiết lập tại các trường hoặc tổ chức, họ sẽ dạy cho trẻ rằng, khi chơi cờ thì không nên làm theo những điều đầu tiên đến trong suy nghĩ  mà hãy đưa ra hàng loạt các giải pháp để giải quyết triệt để một vấn đề. Luôn luôn cân nhắc lợi hại của những giải pháp đó và chọn cho mình một phương án tối ưu nhất để thực hiện, mục đích cuối cùng là để chiếu tướng đối thủ với nước cờ thông minh nhất.

Rèn luyn kh năng phân tích cho tr khi chơi c vua

Khi chơi cờ vua, sẽ giúp trẻ rèn luyện được khả năng đánh giá kết quả thông qua những hành động và sự việc cụ thể trên mỗi nước cờ. Trong suy nghĩ của trẻ ở mỗi ván cờ đều dấy lên suy nghĩ rằng: “Liệu rằng sự việc này sẽ có lợi hay không có lợi với mình?” Thông qua những suy nghĩ đó sẽ rèn luyện cho trẻ khả năng phân tích để đưa ra các quyết định logic và tốt nhất.

Chơi c vua s thiết lp kh năng lp kế hoch cho tr

Chơi cờ vua là một quá trình, để chiến thắng đòi hỏi người chơi phải đưa ra các chiến lược và kế hoạch dài hạn. Khi có chiến lược, trẻ phải học cách tiến hành các bước để đạt được mục tiêu của mình.

Tuy nhiên, khi kế hoạch chơi bị đối thủ đột phá, tình huống thay đổi thì đổi hỏi trẻ phải học cách phân tích, đánh giá, và lập lại kế hoạch.

Rèn luyn đưc kh năng tp trung nhiu vn đ

Khi chơi cờ vua, nhiều vấn đề luôn xuất hiện. Nhờ thế, rèn luyện cho trẻ cách cân nhắc rất nhiều các vấn đề cùng một lúc.

Chơi c vua giúp tr sng k lut hơn

Chơi cờ vua phải kiên nhẫn đợi đối thủ đi bước của mình mới có thể chuyển quân đến lượt mình đi. Tính tuần tự này đã hình dung cho trẻ tính kỷ luật khi chơi, không nên vì nôn nóng mà giành phần chơi về cho mình nhiều hơn.

Các kỹ năng mà chúng tôi vừa phân tích trên sẽ xuất hiện trong các phần của mỗi ván cờ. Kết quả là trẻ sẽ có được tư duy tốt hơn, khả năng giải quyết vấn đề nhanh hơn và sự tự tin, độc lập trong suy nghĩ của chính mình. Những điều này sẽ giúp ích cho trẻ trong quá trình sống.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Canada, nhóm trẻ em chơi cờ vua có kết quả cao nhất trong các kỳ thi tiêu chuẩn cho cả môn toán và môn đọc so với nhóm không chơi cờ vua. Cũng theo một cuộc khảo sát diện rộng ở New York thực hiện trên 100 trường học và hơn 3000 học sinh, kết quả là nhóm học môn tiếng anh và môn toán của những học sinh học Cờ vua luôn luôn cao hơn các học sinh không học cờ.

Đặc biệt, khi tham gia các lớp học cờ vua, trẻ sẽ có cơ hội tham gia các giải đấu theo đội nhóm. Thông qua việc này, rèn luyện tinh thần làm việc chung, tinh thần đội nhóm với trách nhiệm cao nhất. Cờ vua cũng dạy cho trẻ tinh thần thể thao mãnh liệt và khôn ngoan nhất, dạy cho chúng cách để chiến thắng đối thủ một cách đẹp nhất và thắp lên ngọn lửa chiến thắng trong tâm trí để không bao giờ bỏ cuộc trong khi thi đấu.

Hiện nay, môn cờ vua đã được các nước như Nga, Mỹ, Singapore đưa vào chương trình giảng dạy. Tại Việt Nam, môn cờ vua là một trong những môn năng khiếu được nhà trường khuyến khích học sinh tham gia. Nó rất phù hợp với thể trạng – tính cách của con người Việt Nam.

Thí nghiệm bỏ trứng vào trong chai


Đây là một thí nghiệm vật lý đơn giản và khá phổ biến. Thí nghiệm này thường được các thầy cô đưa ra như một đề tài cho học sinh tìm hiểu về áp suất không khí…

Bỏ trứng vào chai

Để làm thí nghiệm này cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:

– Một chai thủy tinh có miệng nhỏ hơn quả trứng một chút, đảm bảo rằng không thể bỏ trứng vào trong điều kiện thông thường được, chai trong suốt, không màu càng tốt.

– Một quả trứng đã luộc, bóc vỏ.

– Giấy vụn và bật lửa.

Đầu tiên, phụ huynh cho bé thử bỏ trứng vào chai mà không làm vỡ trứng. Chắc chắn là không được vì trứng có đường kính lớn hơn miệng chai.

Sau đó, phụ huynh đốt một ít giấy vụn vào bỏ vào chai. Đặt quả trứng lên miệng chai khi giấy đang cháy. Trứng sẽ từ từ chui vào trong chai.

Thí nghiệm này dựa trên hiện tượng thay đổi áp suất bên trong và ngoài chai khi sự cháy xảy ra.

Dải Mobius (Mobius strip), dải băng kì lạ


Dải Mobius là một trò ảo thuật khá thú vị nhưng rất đơn giản. Nó là một dải băng giấy có 2 đầu dính ngược với nhau. Điểm đặc biệt của dải Mobius là khi chúng ta cắt dọc theo dải Mobius hoặc kết hợp các dải với nhau rồi cắt dọc các dải, sẽ cho ra những hình dạng mà chúng ta khó có thể giải thích về mặt vật lý hay toán học.

Lý thuyết về dải Mobius được phát triển và ứng dụng rất rộng rãi không khoa học và đời sống. Và nó đã phát triển thành một ngành hình học mới là ngành hình học Topology (Cấu trúc liên kết). Để tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết dải Mobius, mọi người có thể vào link sau:

Lý thuyết về dải Mobius

Chúng ta sẽ bắt đầu trò chơi thú vị với dải Mobius nhé:

Chuẩn bị dụng cụ:

schoolars.org

  • Giấy A4 hoặc A3 hoặc chất liệu nào đó dễ cắt thành các dải băng dài.
  • Băng dính loại nhỏ (2 cm)
  • Kéo

Các bước thực hiện:

  1. Đầu tiên, chúng ta cắt giấy thành các dải băng rộng khoảng 3 cm. Sau đó, dùng 1 dải băng dán 2 đầu lại với nhau (không xoắn). Dùng kéo cắt dọc vòng giấy. Kết quả sẽ cho ra 2 vòng giấy với chiều rộng nhỏ hơn.
  2. Tiếp theo, chúng ta lấy dải băng khác, dán 2 đầu xoắn 1 vòng với nhau thành dải Mobius. Sau đó cắt dọc vòng giấy xem hiện tượng gì xảy ra? Nếu tiếp tục cắt dọc vòng giấy thì sao?
  3. Bước 3, ta dán 2 vòng giấy thường. Sau đó dán vuông góc 2 vòng giấy với nhau rồi cắt dọc 2 vòng giấy. Hãy dự đoán xem chúng ta thu được hình gì?
  4. Bước 4, chúng ta dán vuông góc 1 vòng giấy thường và 1 vòng Mobius rồi cắt dọc dải. Hình thu được là hình gì?
  5. Bước 5, ta dán vuông góc 2 vòng Mobius vuông góc, cùng chiều xoắn với nhau rồi cắt dọc dải. Hình thu được là hình gì?
  6. Nếu dán vuông góc 2 vòng Mobius ngược chiều thì sao?

Mục tiêu:

  • Đây là hoạt động kích thích trí tưởng tượng của người xem nên người làm thí nghiệm hãy liên tục đặt câu hỏi cho người xem dự đoán kết quả. Sau khi thực hiện, kết quả sẽ khiến họ rất bất ngờ.
  • Khi dán 2 vòng giấy với nhau nên chọn 2 màu sắc khác nhau để mọi người có thể tưởng tượng về hiện tượng họ thấy.

Hãy kết hợp nhiều dải Mobius hơn nữa để khám phá thêm những hình dạng thú vị

Mời các bạn cùng xem video:

Chế tạo động cơ đơn giản


Đây là một thí nghiệm khá đơn giản để trẻ có những hình dung ban đầu về từ trường, điện từ và ứng dụng của nó trong đời sống. Giáo viên không cần giải thích các kiến thức quá phức tạp mà chỉ cần cho các em tham gia làm thí nghiệm là được.

Chuẩn bị dụng cụ:

  • Pin AA 1 hoặc 2 viên
  • Khay pin (nếu có thì sẽ dễ đặt pin hơn)
  • 1 cục nam châm (có thể lấy từ các loa mini hoặc xin ở các hiệu sửa chữa đồ điện tử)
  • Dây đồng loại không có vỏ nhưng lớp cách điện mỏng vẫn còn (dây quấn motor)
  • 2 cái kim băng hoặc kẹp giấy kim loại trần
  • Đất nặn hoặc carton, xốp (để làm đế motor)
  • Kéo hoặc dao
  • Kìm

schoolars.org 5

Các bước thực hiện

  • Dùng dây đồng quấn quanh viên pin để tạo thành 1 cuộn dây nhỏ đều, quấn khoảng 10 vòng (có thể dùng vật hình trụ khác to hơn để quấn). Sau đó cuộn 2 đầu dây để cố định cuộn dây, để thừa 3 cm mỗi đầu, 2 đầu dây càng đối xứng càng tốt.-
  • Dùng dao cạo lớp cách điện ở 2 đầu dây, cạo khoảng 1 cm từ 2 đầu dây vào.
  • schoolars-org-6.jpg
  • Dựng 2 kim băng trên bìa carton sao cho có thể đặt cuộn dây quay quanh.
  • Đặt cục nam châm bên dưới cuộn dây (cách điểm thấp nhất của cuộn dây từ 5 mm trở lên)
  • Kết nối dây với nguồn của pin

209036-2121x1414-batterymotor-e1533579228991.jpg

Mục tiêu:

Qua thí nghiệm này, các bé sẽ biết tin thông tin về một hiện tượng khá phổ biến trong tự nhiên là từ trường và các ứng dụng của nó. Việc tự mình làm ra các động cơ đơn giản sẽ kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng phong phú của trẻ.

Lưu ý:

  • Giáo viên/ phụ huynh không cần giải thích nhiều kiến thức, chỉ cần cho các bé biết đây là hiện tượng từ trường.
  • Kể cho các bé những ứng dụng của motor…
  • Thí nghiệm này phù hợp với các bé từ 6 tuổi trở lên.

Xem video tại đây:

Làm đồ vật từ động cơ điện và giấy


Thử thách này yêu cầu các bé phải tận dụng được dụng cụ cho sẵn để tạo lên sản phẩn sáng tạo riêng cho mình. Các sản phẩm sẽ được đánh giá theo tiêu chí độc đáo, có tác dụng, hoạt động được. 

Độ khó của trò chơi này ở mức trung bình nhưng hiệu quả sẽ rất tốt.

Chuẩn bị dụng cụ:  mỗi nhóm sẽ có 1 bộ dụng cụ như sau:

  • Động cơ điện 1 chiều
  • 2 quả pin AA
  • Carton, Cốc giấy, que kem
  • Khay pin (2 quả)
  • Kéo, dao
  • Súng bắn keo nến
  • Găng tay
  • Tạp dề (đủ cho số thành viên của nhóm)
  • Giấy màu
  • Bút vẽ
  • Đất nặn
  • Băng keo
  • Thước kẻ
  • Kìm hoặc kìm kẹp

FB_IMG_1533283069366

Luật chơi:

Lớp sẽ được chia thành các nhóm từ 3 bạn trở lên. Các nhóm có nhiệm vụ cùng nhau thảo luận lên ý tưởng thực hiện, tiến hành, chạy thử và hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình. Sản phẩm tốt nhất sẽ phải đảm bảo 2 yếu tố: độc đáo, có thể sử dụng được.

Thời gian thực hiện là 30 phút.

Mục tiêu: các bé học được gì từ trò chơi này

  • Hiểu về các bước tạo lên một sản phẩm mới.
  • Rèn kĩ năng trình bày ý tưởng.
  • Rèn kĩ năng làm việc nhóm.
  • Rèn kĩ năng quản lý thời gian.
  • Rèn tư duy sáng tạo.
  • Nâng cao tinh thần học tập.

Một số lưu ý:

  • Giáo viên nên hướng dẫn các bé qua về quy trình chung để làm một sản phẩm (design think) như một nhà khoa học, nhà sáng chế chuyên nghiệp vẫn làm, để các bé tăng sự hứng thú. ( Tham khảo thêm về Quy trình chế tạo sản phẩm)
  • Do có sử dụng súng bắn keo nên yêu cầu bạn nào dùng súng phải đeo găng tay và các bạn khác phải chú ý súng bắn keo.
  • Chú ý dây điện và hướng dẫn các bé sử dụng súng trước khi bắt đầu trò chơi.
  • Các bạn trong nhóm đều phải đeo tạp dề để tránh bẩn quần áo.
  • Tùy theo độ tuổi các bé, giáo viên nên hướng dẫn hoặc gợi ý thêm để các em có định hướng làm.
  • Yêu cầu không nhóm nào được bỏ cuộc.
  • Nên có phần thưởng cho đội thắng cuộc.

Các ý tưởng có thể tham khảo:

schoolars.org 2

p_20180803_092747.jpg

schoolars.org 1